EN
JP
Chúc mừng năm mới
Tin hoạt động CUSC
 
CUSC – HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG HỢP BÁO CÁO CHỈ TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI ĐẠT SAO KHUÊ 2015
 

Sáng ngày 24/04/2015 được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội doanh nghiệp Phần mềm (VINASA) phối hợp Bộ Công Thương đã tổ chức buổi lễ công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê 2015 trường quay S4  Hà Nội.

Giải thưởng Sao Khuê được VINASA tổ chức từ năm 2003 với mục đích tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển ngành Công nghiệp phần mềm  công nghệ thông tin Việt Nam.

Hình ảnh buổi lễ trao giải Sao Khuê 2015

Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đại học Cần Thơ (CUSC) vinh dự  là đơn vị được bình chọn và trao 2 danh hiệu Sao Khuê  xếp hạng 4 sao cho: Sản phẩm trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ đào tạo CNTT.

Về sản phẩm phần mềm: Hệ thống Thông tin tổng hợp báo cáo chỉ tiêu kinh tế xã hội (CUSC-SEDP) được xếp hạng 4 sao cho lĩnh vưc phần mềm và giải pháp chính phủ điện tử.

 

Dựa trên các kế hoạch được đề ra CUSC - SEDP cho phép người dùng tự định nghĩa và  phân bổ các chỉ tiêu và thiết kế các biểu mẫu báo cáo theo nhu cầu của lãnh đạo, đây là một ưu điểm nổi bật của hệ thống, người dùng có thể tùy biến hiệu chỉnh các chỉ tiêu và biểu mẫu tùy theo tình hình thực tế tại đơn vị của mình. Việc báo cáo tại các đơn vị trực thuộc từ đó được đồng nhất và thống nhất số liệu. Công tác thống kê, tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Các công việc đều được thực hiện thông qua hệ thống Internet giúp cho lãnh đạo hoặc người dùng có thể ở bât cứ nơi đâu bất cứ nơi nào đều có thể truy cập vào hệ thống thông qua cơ chế phân quyền và bảo mật để thực hiện các tác vụ của mình. Lãnh đạo khi đi công tác cũng có thể vào xem số liệu báo cáo được gởi về từ các đơn vị trực thuộc. Một tính năng hỗ trợ rất nhiều trong công tác quản lý : từ số liệu tổng hợp của các năm trước hệ thống có thể hỗ trợ dự đoán số liệu chỉ tiêu cho các năm tiếp theo việc này giúp cho lãnh đạo có thể có những quyết định hoặc định hướng tối ưu nhất cho đơn vị mình trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Lê Vi Quang - Trưởng nhóm CUSC-GOV, nhận giải sao khuê 2015 dành cho lĩnh vưc phần mềm và giải pháp chính phủ điện tử.

Về mảng dịch vụ đào tạo : Dịch vụ Đào tạo kỹ năng ứng dụng Công nghệ Thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy và an toàn an ninh thông tin”. Đây chính là các giải pháp đột phá được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đại học Cần Thơ – CUSC, chương trình đào tạo này nhằm giới thiệu và hướng dẫn các giáo viên ứng dụng các phần mềm dạy học để biên soạn bài giảng Đa phương tiện phù hợp nhu cầu giảng dạy của giáo viên, giúp học sinh tiếp thu kiến thức, phát huy được tính tích cực, chủ động, kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá. Bên cạnh đó cũng giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều. 

Ông Lê Hoàng Thảo - Phó Giám đốc CUSC, nhận giải sao khuê 2015 dành cho Dịch vụ đào tạo CNTT

Đây là lần thứ 5 liên tiếp CUSC nhận được giải thưởng Sao Khuê cho các sản phẩm và dịch vụ phần mềm. Thông qua giải thưởng Sao Khuê, CUSC khẳng định được giá trị và hiệu quả của các sản phẩm phần mềm.

Ông Lê Hoàng Thảo - Phó Giám đốc CUSC và ông Nguyễn Lê Vi Quang - Trưởng nhóm CUSC-GOV nhận hai giải thưởng Sao Khuê 2015 về sản phẩm phần mềm và dịch vụ CNTT tiêu biểu nhất

Hơn 14 năm hoạt động và phát triển, CUSC đã nhận được sự quan tâm, tin tưởng và hợp tác của các đơn vị Sở ban ngành khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Những thành tựu mà CUSC đạt được như lời tri ân trân trọng đến các đối tác đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng CUSC trong suốt thời gian qua.

 

Các tin liên quan
Tin tức & Sự kiện
 
Thực hiện Công văn số 4427/BTTTT-CNICT ngày 26/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ đã phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát trực tiếp, thu thập thông tin liên quan đến việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNTT. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Trường Đại học Cần Thơ (CUSC) vinh dự là một trong những doanh nghiệp được Sở Thông tin và Truyền Thông TP. Cần Thơ mời tham dự buổi làm việc với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện khảo sát, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ CNTT của Trung tâm.    Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ trao đổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông   Ngày 05/10/2022 tại CUSC đã tiếp đón Đoàn Công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đến làm việc. Trong buổi làm việc, CUSC trao đổi một số thông tin, về hoạt động sản xuất phần mềm và dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cung cấp thông tin giá trị doanh thu và trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ Việt Nam, trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ Việt Nam.    Ảnh lưu niệm chung    Số liệu và thông tin khảo sát được từ CUSC sẽ là một trong những cơ sở để phục vụ mục tiêu xác định tỷ lệ phần trăm giá trị nội địa của các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) của các doanh nghiệp mà Bộ Thông tin và Truyền Thông đã đề ra, đồng thời đây cũng là thông tin hỗ trợ các cơ quan quản lý đánh giá, xây dựng quy định ưu đãi cho các sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất tại Việt Nam khả thi, đáp ứng được thực tiễn phát triển, góp phần thúc đẩy sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT Make in Viet Nam.  
01-01
 
Ngày 10/9/2022 vừa qua, tại thủ đô Hà Nội, Lễ công bố và vinh danh Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022 đã diễn ra thành công với sự góp mặt của hơn 400 đại biểu, khách mời. Sự kiện được tổ chức bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và được đăng tải trực tiếp trên Tạp chí Nhịp Sống Số, trang chủ Chương trình top10ict.com, Fanpage và kênh Youtube của VINASA. Tại buổi Lễ, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA cho biết: "Dù tình hình thế giới phức tạp, tuy nhiên kinh tế Việt Nam lại đang có được bước phát triển rất mạnh mẽ, với các dự đoán tích cực từ tất cả các tổ chức đánh giá quốc tế. Tiến trình chuyển đổi số Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn tăng tốc từ cơ quan, đến doanh nghiệp, người dân, tạo đà cho sự phát triển toàn diện của Việt Nam. Các Doanh nghiệp công nghệ số đang gánh vác trên vai sứ mệnh tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia cũng đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành đối tác chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế". Sau hơn 2 tháng phát động, chương trình đã tiếp nhận 147 đề cử trong 20 lĩnh vực đến từ 92 doanh nghiệp trong cả nước. Với những giải pháp tiêu biểu và mang lại những lợi ích thiết thực trong lĩnh vực Chính phủ số, Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ (CUSC) vinh dự trở thành đơn vị thuộc TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2022. Ông Lê Hoàng Thảo - Giám đốc Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ nhận giải TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp Giải pháp Chính phủ số Theo VINASA, Top 10 Doanh nghiệp CNTT tại mỗi lĩnh vực được vinh danh là những Doanh nghiệp có năng lực kỹ thuật công nghệ cao và đạt kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng trong năm 2021, đồng thời các Doanh nghiệp này sẽ là những hạt nhân góp phần củng cố vị thế, xây dựng và đẩy mạnh thương hiệu CNTT Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. Những giải pháp phần mềm tiêu biểu của CUSC nhận được sự tin cậy và đánh giá cao của người dùng, được kể đến như:  •  Phần mềm ISO điện tử (CUSC-ISOO)  •  Phần mềm Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến (CGATE)  •  Cổng Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh, thành phố (CUSC-PSIPortal)  •  Hệ thống thông tin Quản lý Giáo dục (CUSC-UIIS) Hơn 21 năm trong lĩnh vực CNTT, CUSC luôn đồng hành cùng với sự phát triển của đối tác, khách hàng bằng Niềm tin - Đam mê - Trách nhiệm. Với khẩu hiệu Chất lượng là hàng đầu, CUSC cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng.
01-01
 
Ngày 04/04/2022 vừa qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã đến tham quan và làm việc với Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Công nghệ phần mềm về việc áp dụng phần mềm ISO điện tử trong hành chính công. Về phía Đại học Cần Thơ và Trung tâm Công nghệ phần mềm có sự tham dự của GS. TS. Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, ông Lê Hoàng Thảo - Giám đốc Trung tâm Công nghệ phần mềm; đại diện đoàn công tác Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng, ông Nguyễn Quốc Thủy - Chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn Hợp Quy cùng tham gia buổi thảo luận chung. Trước đó, tại Lễ Công bố áp dụng "Hệ thống phần mềm ISO điện tử theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9001:2015 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh" do Trung tâm Công nghệ phần mềm Trường Đại học Cần Thơ xây dựng và triển khai được tổ chức ngày 12/03/2022 vừa qua tại TP. Hạ Long, Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đánh giá: "Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, 100% cơ quan hành chính nhà nước đã áp dụng, bao gồm cả 177 xã là đối tượng khuyến khích áp dụng". Việc đến tham quan và làm việc với Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Công nghệ phần mềm sẽ là cầu nối quan trọng để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả áp dụng ISO điện tử trong hành chính công tại các địa phương trong thời gian tới. Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Đại học Cần Thơ và Trung tâm Công nghệ phần mềm cùng trao đổi về việc áp dụng ISO điện tử trong hành chính công Trong buổi làm việc, các bên cùng tham gia trao đổi và thảo luận về sự cần thiết triển khai phần mềm ISO điện tử tại các cơ quan nhà nước trong thời kỳ Chuyển đổi số; so sánh ISO điện tử và ISO bản giấy trước đây; sự phù hợp ISO điện tử với TCVN ISO 9001 trong việc xây dựng và áp dụng duy trì cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan nhà nước; cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của Trung tâm công nghệ phần mềm về những khó khăn và vướng mắc trong quá trình xây dựng ISO điện tử để phù hợp TCVN 9001 trong các hoạt động giải quyết thủ tục hành chính. Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng và Trung tâm Công nghệ phần mềm cùng chụp ảnh lưu niệm Trong thời gian vừa qua, Trung tâm Công nghệ phần mềm Trường Đại học Cần Thơ (CUSC) là đơn vị xây dựng và triển khai thành công Hệ thống phần mềm ISO điện tử tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như: Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An, Đắk Nông, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Ninh,... Giải pháp Hệ thống phần mềm ISO điện tử (CUSC-ISOO) là giải pháp phần mềm tiêu biểu được Bộ Thông tin và Truyền thông ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong các cơ quan Nhà nước theo Thông tư số 40/2020/TT-BTTTT ban hành ngày 30/11/2020. Việc triển khai Hệ thống phần mềm ISO điện tử sẽ đảm bảo cung cấp cho tất cả các cơ quan hành chính tỉnh (từ cấp tỉnh đến cấp xã) có được Hệ thống ISO điện tử phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và có khả năng kết nối liên thông với hệ thống Chính quyền điện tử để giải quyết TTHC cấp độ 3 và 4, phục vụ quá trình Cải cách hành chính phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, cung cấp dịch vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc và trao đổi văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức. Quy trình công việc được tự động hóa, thống nhất, chuẩn hóa, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người tham gia quy trình. Đặc biệt, phần mềm ISO Điện tử giúp lãnh đạo có thể tham gia kiểm soát chất lượng và kết quả công việc chi tiết đến từng cá nhân trong từng đơn vị, phòng ban./.
07-04
 
Tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng thành công hệ thống ISO điện tử theo TCVN 9001:2015 vào 227 cơ quan hành chính nhà nước từ tuyến tỉnh đến cấp xã. Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu ấn nút công bố vận hành hệ thống phần mềm ISO điện tử.   Việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 sang hình thức điện tử, thực hiện trên môi trường mạng sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc và trao đổi văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức. Quy trình công việc được tự động hóa, thống nhất, chuẩn hóa, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người tham gia quy trình. Đáng chú ý, người dân có thể tham gia kiểm soát chất lượng và kết quả công việc chi tiết đến từng chuyên viên.   Theo ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh việc chuẩn hóa và áp dụng ISO điện tử vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số của Tỉnh.   Trong thời gian tới, để đảm bảo công tác vận hành, duy trì, cải tiến và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống hơn nữa, các cấp ủy, chính quyền địa phương phải vào cuộc để thay đổi thói quen, cách làm trong xử lý công việc của cán bộ, công chức. Bởi chuyển đổi số phải đi cùng với chuyển đổi về tư duy, văn hóa.     Ảnh minh họa   Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đánh giá, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, 100% cơ quan hành chính nhà nước đã áp dụng, bao gồm cả 177 xã là đối tượng khuyến khích áp dụng.   Để vận hành, áp dụng hiệu quả hệ thống này, ông Linh cho rằng, đối với các cán bộ công chức ở các cấp phải hiểu được phần mềm, hiểu được những thay đổi của văn bản mới, nắm bắt rất rõ cách thức vận hành. Thậm chí là chủ động để thấy còn những tồn tại, bất cập để phản ánh đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Ninh, góp phần cải tiến phần mềm này, phục vụ người dân tốt hơn.   Được biết, quá trình xây dựng, vận hành hệ thống, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thực hiện để không ngừng theo dõi, nâng cấp phần mềm, tích hợp với các nguồn dữ liệu khác của quốc gia, của tỉnh; đánh giá được mức độ thực hiện, triển khai của 227 đơn vị. Đồng thời phải tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp triển khai áp dụng ISO điện tử.   Trước đó, năm 2019, tỉnh Quảng Ninh có 227 cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã hoàn thành việc chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản TCVN ISO 9001:2015, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành chuyển đổi sang phiên bản TCVN 9001:2015 (bản giấy). Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
01-01
 
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị công bố áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử theo TCVN ISO 9001:2015 (gọi tắt là ISO điện tử) vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên ở miền Bắc áp dụng thành công hệ thống ISO điện tử vào 227 cơ quan hành chính nhà nước từ tuyến tỉnh đến cấp xã. Điều này, một lần nữa cho thấy, sự nỗ lực không ngừng của tỉnh trong thực hiện chương trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số. Chuẩn hóa quy trình giải quyết TTHC   Nhằm chuẩn hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), năm 2019, Quảng Ninh đã hoàn thành việc chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản ISO 9001:2015. Thời điểm này, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành việc chuyển đổi đối với 227 cơ quan, đơn vị so với quy định của Bộ KH&CN. Thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mới, các quy trình quản lý, giải quyết các TTHC đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm. Khi các TTHC được chuẩn hóa bằng quy trình ISO, kết hợp với hệ thống phần mềm một cửa điện tử của tỉnh đã đảm bảo cho việc giải quyết TTHC đối với các tổ chức, công dân được công khai, minh bạch, đúng thời gian, tránh sự phiền hà cho người dân. Đây cũng là giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, đưa Quảng Ninh trong 4 năm qua luôn đứng đầu cả nước về các chỉ số: PCI, DDCI, SIPAS, PAPI...   Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, phiên bản ISO 9001:2015 (bản giấy) vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Từ đó, dẫn đến tình trạng vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, bộ phận cán bộ ngại thực hiện các quy trình. Một phần là do công việc chuyên môn phức tạp, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị chưa tốt, sự liên kết của hệ thống theo tiêu chuẩn ISO giữa cơ quan này với cơ quan khác trong liên thông chưa chặt chẽ. Một phần khác là do việc quản lý theo hình thức ISO thủ công còn rất nhiều nhược điểm. Để quản lý theo ISO, mọi vị trí trong quy trình đều xác nhận một cách thủ công thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc. Vì vậy, mỗi loại hình công việc đều phát sinh theo một biểu mẫu.     Cán bộ Trung tâm Hành chính công TX Quảng Yên hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ hành chính. Ảnh: Cao Quỳnh   Nhận xét về những nhược điểm của ISO thủ công, ông Nguyễn Hoàng Thiện, Chánh Văn phòng UBND TX Đông Triều, cho biết: Do kiểm soát thông tin thủ công nên chỉ những người trong quy trình mới biết được tình trạng thực hiện công việc của các công đoạn, không thể tra cứu, tổng hợp thông tin về tình trạng công việc. Bên cạnh đó, tài liệu về ISO rất nhiều nên không ai có thể nhớ hết để thực hiện trong lĩnh vực của mình.   Cũng đồng quan điểm này, ông Bùi Đức Anh, Trưởng Phòng TN&MT TP Uông Bí, cho rằng, với một nền hành chính luôn thay đổi, các nghị định, thông tư ra đời liên tục thì biểu mẫu và các quy trình soạn thảo khi xây dựng ISO sẽ nhanh chóng lạc hậu, không theo kịp thực tế. Đặc biệt là cơ chế kiểm soát thường xuyên và xử phạt khi không thực hiện theo đúng quy trình hầu như không được xây dựng và áp dụng.   Đầu tư cho sự phát triển     Không chỉ là tỉnh đầu tiên trong miền Bắc triển khai áp dụng ISO điện tử, Quảng Ninh còn là tỉnh có số lượng cơ quan hành chính nhà nước nhiều nhất áp dụng hệ thống này.   Với mục tiêu đảm bảo cho tất cả các cơ quan hành chính của tỉnh có được hệ thống ISO điện tử phù hợp tiêu chuẩn TCVN 9001:2015 và có khả năng kết nối liên thông với hệ thống chính quyền điện tử để giải quyết TTHC cấp độ 3, 4, Sở KH&CN đã tiến hành khảo sát và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết hoạt động ứng dụng CNTT trong triển khai hệ thống phần mềm ISO điện tử. Qua thời gian khảo sát năm 2020 và triển khai năm 2021, Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên của miền Bắc áp dụng thành công hệ thống ISO điện tử.   Triển khai thực tế cho thấy, ISO điện tử rất dễ dàng cập nhật những thay đổi về quy trình, biểu mẫu nhằm đáp ứng biến động thực tế. Khi có sự thay đổi, việc phổ cập quy trình mới, biểu mẫu mới được thực hiện hoàn toàn tự động. Hệ thống ISO điện tử còn có khả năng đồng bộ, tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các phần mềm đang vận hành trên hệ thống chính quyền điện tử của tỉnh; kết nối liên thông với hệ thống văn bản điện tử của các cơ quan và hệ thống một cửa điện tử để phục vụ công tác cải cách hành chính. Hoạt động quản lý tài liệu, hồ sơ được thực hiện một cách nền nếp.     Sở KH&CN tổ chức khoá đào tạo chuyên sâu về hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 cho cán bộ quản lý, thư ký ISO tại các cơ quan nhà nước của tỉnh.   ISO điện tử cũng giúp lãnh đạo các đơn vị xử lý công việc được nhanh hơn, kiểm tra được quy trình thực hiện thông qua chế độ thông tin báo cáo rõ ràng, đầy đủ; cung cấp cách nhận biết, phát hiện, truy tìm được nguồn gốc sai sót, ngăn ngừa sự tái diễn. Các bộ phận đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định đã ban hành. Mọi sự thay đổi đều phải được ban lãnh đạo đơn vị xem xét và thông qua.   Điều này, đã giúp trình độ cán bộ, công chức được nâng lên rõ rệt, chất lượng công việc được cải thiện đáng kể. Quan trọng nhất là người dân có thể kiểm soát chất lượng, kết quả công việc chi tiết đến từng chuyên viên.     Các đại biểu ấn nút công bố vận hành hệ thống phần mềm ISO điện tử.   Nhìn lại quá trình Quảng Ninh triển khai từ Hệ thống ISO 9001:2008 cho đến ISO 9001:2015 và hiện là ISO 9001:2015 điện tử cho thấy, tỉnh đang có những bước đi mang tính đột phá trong thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 3 trụ cột chính là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.   Với vai trò là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc áp dụng ISO điện tử vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN), khẳng định: Việc Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của miền Bắc áp dụng thành công ISO điện tử đã cho thấy Quảng Ninh đang đáp ứng mạnh mẽ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và rất phù hợp với quan điểm của Chính phủ đó là: Việc đầu tư không ngừng cho cải cách hành chính là sự đầu tư không ngừng cho sự phát triển. Điều này cũng giúp “giải mã” những thành công của tỉnh trong thời gian qua. Nguồn: Theo Hoàng Nga, Báo Quảng Ninh
05-05
 

[X] Đóng
Can Tho University Software Center
Văn phòng:  
+ Địa chỉ: 01 Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
+ Điện thoại: +84 292 3731072
+ Fax: +84 292 3731071
+ Email: cusc.sales@ctu.edu.vn
+ Website: http://cuscsoft.com/
Vui lòng điền thông tin vào các ô bên dưới và gửi cho chúng tôi:
Tên
  •  
Email
Địa chỉ
Điện thoại
Nội dung
Mã xác nhận Verify Verify